Tết Nguyên Đán hay Tết Âm Lịch là dịp Tết quan trọng nhất trong năm của một số nước tại châu Á theo lịch mặt trăng. Ở một số nước Châu Á lại có những phong tục tập quán và món ăn truyền thống khác nhau mang những nét đặc trưng văn hóa khác nhau. Ẩm thực truyền thống luôn là điểm hấp dẫn đối với du khách muốn ghé thăm các nước trong ngày Tết truyền thống. Hãy cùng Vietnam Airlines tìm hiểu xem người dân các nước Châu á ăn món gì vào dịp Tết nhé!
Việt Nam
Bắt đầu từ Việt Nam, bánh chưng chắc chắn là cái tên mà chúng ta không thể không nhắc tới. Trong ngày Tết, bánh chưng là biểu tượng của sự đầy đủ. Là món ăn thể hiện lòng biết ơn với gia tiên. Ngày nay, cho dù xã hội ngày một phát triển. Các gia đình không tự làm bánh chưng như trước nữa. Nhưng trong bất cứ bàn thờ gia tiên nào vào ngày Tết cũng không thể thiếu món ăn truyền thống này.
Trung Quốc
Người Trung Quốc quan niệm những món ăn ngày Tết đều có ý nghĩa tiễn những điều không may của năm trước và rước tài lộc may mắn vào nhà. Sủi cảo là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Trung Quốc. Sủi cảo nhân rau thịt được nặn theo hình các lượng bạc của người Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng, càng ăn nhiều sủi cảo, bạn sẽ có nhiều tiền trong năm mới. Cùng xem Tết Nguyên Đán của người Trung Hoa có gì đặc sắc. Bằng cách đặt vé máy bay đi Trung Quốc khứ hồi.

Đài Loan
Người dân Đài Loan ăn mừng năm mới bằng bánh củ cải. Trong tiếng Mân Nam ở Đài Loan “củ cải” và “tài sản” là những từ đồng âm. Có cách đọc giống như nhau. Người Đài Loan tin rằng việc ăn bánh củ cải sẽ mang lại may mắn cho 12 tháng tiếp theo. Bánh củ cải được làm bằng những miếng củ cải bào sợi mỏng, trộn cùng bột gạo, thịt mỡ, gia vị, tôm và nấm khô. Hỗn hợp được cắt thành miếng mỏng và chiên vàng.

Mông Cổ
Tết tháng trắng Tsagaan Sar vào dịp đầu năm âm lịch và tết Naadam vào tháng 7 là hau dịp lễ quan trong nhất ở Mông Cổ. Trong dịp Tết tháng trắng Tsagaan Sar, người Mông Cổ nấu những món ăn truyền thống từ thịt cừu, sữa dê. Đặc biệt là món bánh Buuz. Bánh Buuz là một loại bánh bao. Cũng có phần vỏ bánh từ bột mỳ. Nhưng nhấn không phải thịt lợn mà là thịt cừu trộn hành tây. Rau mùi và các loại gia vị vừa miệng.

Hàn Quốc
Mâm cơm ngày Tết của người dân Hàn Quốc thường có đến 20 món. Bên cạnh kim chi hay rong biển quen thuộc. Món ăn nhất thiết phải có bánh gạo. Canh bánh gạo gồm phần bánh gạo và nước hầm. Ngoài ta còn có bánh gạo, trứng thái chỉ, đậu hũ, thị bò, hành. Việc ăn canh bánh gạo được suy đoàn là có nguồn gốc từ thời cổ đại. Bánh gạo trắng thể hiện sự thanh khiết và sạch sẽ. Được coi như là một điều may mắn để bắt đầu một năm mới. Bát canh bánh gạo có ý nghĩa mang lại sự may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Singapore
Singapore với cộng đồng người Hoa đông đảo. Singapore cũng là quốc gia ăn Tết Nguyên Đán. Mâm cơm ngày Tết của người dân nơi đây không thể thiếu món gỏi Yusheng. Món gỏi này được chế biến theo phong cách Quảng Đông. Bao gồm cá sống (thường là cá hồi), trộn với rau củ quả thái nhỏ và nhiều loại nước sốt kèm gia vị. Yusheng được coi là một biểu tượng của sự phong phú, thịnh vượng và tràn đầy sức sống.

Nhật Bản
Trong bữa ăn đầu tiên của người Nhật luôn có món bánh Kagamimochi. Thể hiện sự kính trọng đối với đấng thần linh. Bên cạnh đó, người Nhật cũng ưa chuộng các món ăn từ đậu đen. Và các loại hải sản với hy vọng năm mới sẽ được thông minh, sáng suốt hơn.
